Từ trước đến nay. đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản, tháng 7 âm lịch (hay còn gọi “tháng cô hồn”) luôn là được coi là một tháng “thất thu” bởi trong thời gian này, người mua tránh thực hiện giao dịch mua bán bất động sản và thậm chí cả những sản phẩm khác.
Nhưng trong vài năm qua, thông lệ tháng "ngâu" này dần được thay đổi, khi vào “tháng cô hồn” thị trường bất động sản vẫn nhộn nhịp các giao dịch, sức mua của khách hàng vẫn không thấy sự suy giảm mà còn có phần tăng thêm so với những tháng trước. Thông kê lượng giao dịch trong một năm trong những năm qua, tháng 7 (tháng ngâu) lại là một trong những tháng có lượng giao dịch lớn nhất trong năm.
Trong gian đoạn sốt đất những năm 2008 - 2011, những khách hàng có nhu cầu mu bán bán bất động sản đều tìm đến cách hợp thức hóa giao dịch mua bán và tránh những kiêng kị trong tháng "cô hồn" bằng các hợp đồng đặt cọc, giữ chỗ, và có thể kéo dài đến hết tháng 7 âm lịch mới thực hiện giao dịch hoàn toàn.
Tuy nhiên, vào những năm trước khi thị trường bất động sản rơi vào suy thoái và đang trên đà phát triển năm trở lại đây, để tăng doanh thu trong tháng "ngâu", các đơn vị kinh doanh bất động sản đã tìm các biện pháp khác nhau để tăng lượng giao dịch trong thời gian này như: giảm giá bán, chính sách quà tặng, chiết khấu, …. Đấy là các chiêu thức bán hàng của các đơn vị phân phối nhằm kích thích lượng giao dịch của thị trường trong tháng 7 âm sao cho hiệu quản nhất. Mà nhìn lại một cách tổng thể, chính tháng 7 âm này, khách hàng giao dịch sẽ hưởng được vô vàn lợi ích mà giao dịch các thời điểm khách không bao giờ có. Do vậy, giờ đây tháng "cô hồn" không còn là nỗi khiếp sợ của các đơn vị kinh doanh bất động sản nữa.
Thực tế hiện nay, việc doanh nghiệp đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho người mua nhà trong “tháng cô hồn” đã khiến không ít người có nhu cầu mua nhà ở thực gạt bỏ đi tâm lý kiêng kỵ để mua bán trong thời gian này để được hưởng những ưu đãi với giá trị rất lớn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn có chính sách bán hàng, chỉ áp dụng những gói khuyến mãi “khủng” cho người thực hiện ký hợp đồng mua bán trong “tháng cô hồn”, khiến giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều ở thời điểm ít ai nghĩ doanh nghiệp có thể bán được hàng.
Việc rầm rộ mở bán dự án trong thời điểm “tháng ngâu” đã khiến không ít người nghi ngờ về hiệu quả bán hàng của đơn vị kinh doanh bất động sản. Thế nhưng, trên thực tế đã chứng minh, các đơn vị kinh doanh bất động sản lại cho rằng chính đây mới là một trong những thời điểm bán được nhiều hàng nhất trong năm. Điều này cho thấy, quan niệm kiêng kỵ mua bán trong tháng 7 âm lịch đã dần mờ nhạt trong tâm trí khách hàng và đã không quá còn e sợ khi giao dịch bất động sản trong thời gian này nữa.
“Chen chân” mua hàng tháng "cô hồn"
Theo quan niệm người Á Đông, tháng 7 âm lịch hàng năm được xem là “tháng cô hồn”, không nên mua bán giao dịch các sản phẩm có giá trị lớn, đặc biệt là đất đai, nhà cửa. Tuy nhiên, bất chấp quan niệm này, nhiều người vẫn xem tháng này là cơ hội cực tốt để đầu tư vào thị trường bất động sản, vì đây là thời điểm các chủ đầu tư đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi kèm theo như giá cả, thời hạn thanh toán..Còn những người dân hay nhà đầu tư nhỏ lẻ nhà đất, căn hộ trao tay thì “ra lộc” nhiều hơn cho người mua.
Năm 2015, thời điểm thị trường bất động sản 2 miền có sự bùng nổ về thanh khoản, để đảm bảo yếu tố tâm lý cho người mua nhà lẫn chủ đầu tư, các đơn vị phân phối đã liên tục mở bán sản phẩm ngay trước “tháng cô hồn”. Thế nhưng, một số đại diện đơn vị phân phối cho biết, các đơn vị này đều đã có kế hoạch mở bán trong ngay tháng 7 Âm lịch, vì tâm lý khách mua nhà hiện nay đều không coi quá nặng vấn đề kiêng khem.